Truy cập

Hôm nay:
4778
Hôm qua:
9108
Tuần này:
4778
Tháng này:
107237
Tất cả:
6521554

42 năm thành lập thị xã Bỉm Sơn: Những ngày đầu gian khó.

Những ngày này, người dân Bỉm Sơn đang hướng về dịp kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Thị xã (18/12/1981 – 18/12/2023). Sau 42 xây dựng và trưởng thành, vùng đất địa đầu phía bắc tỉnh Thanh đã chuyển mình từ một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu, trở thành thị xã công nghiệp năng động, một đô thị hiện đại, văn minh. Những thành tựu đó thể hiện sự đoàn kết, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã ngay từ những ngày đầu gian khó.

0530_image001.jpg
Nằm bên dãy núi Tam Điệp, án ngữ trên con đường Thiên Lý Bắc Nam, vùng đất Bỉm Sơn luôn giữ vai trò trọng yếu trong suốt chiều dài hàng nghìn nămdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong các cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc và 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Bỉm Sơn luôn giữ vai trò chiến lược, nhiều lần làm nơi tập kết quân lương và lực lượng, là bàn đạp để tiến đánh quân thù, làm nên những chiến thắng đi vào lịch sử.

Khi hòa bình lập lại trên dải đất hình chữ S, cả nước bước vào xây dựng CNXH, Bỉm Sơn tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước nhu cầu về xi măng để xây dựng đất nước, với lợi thế về nguồn tài nguyên đá vôi, Bỉm Sơn được lựa chọn là nơi xây dựng Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Sự ra đời của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn vào năm 1980 đã đặt ra yêu cầu mới về công tác quản lý. Ngày 18/12/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 157/HĐBT thành lập Thị xã Bỉm Sơn, gồm thị trấnBỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung, hai xã Hà Lan và Quang Trung.

Khi mới thành lập, chính quyền thị xã đối diện với không ít khó khăn thử thách. Đó là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu; đời sống người dân khó khăn, các điều kiện điện, đường, trường, trạm còn hạn chế; nhiều cơ quan, đơn vị chưa có trụ sở, phải mượn phòng làm việc; máy móc, trang thiết bị còn thiếu thốn. Trước tình hình ấy, với quyết tâm “tất cả để sản phẩm xi măng ra lò”, Thị xã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển nông nghiệp; phục vụ và bảo đảm công trường Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, quan tâm bảo đảm các mục tiêu xi măng ra lò; chăm lo đời sống nhân dân; củng cố và phát triển các cơ sở y tế, giáo dục; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy.... Khi đã lựa chọn được hướng đi, Đảng bộ, chính quyền thị xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt bằng nhiều giải pháp.

Trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Đảng bộ, chính quyền thị xã tập trung lãnh đạo phục vụ và bảo đảm cho công trình Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Là công trình trọng điểm của Nhà nước, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã nhận được sự quan tâm sát sao của TW, Tỉnh ủy Thanh Hóa và thị xã Bỉm Sơn. Cán bộ, công nhân Công ty được ưu tiên trong phân phối thực phẩm và các nhu yếu phẩm để đảm bảo sức lao động khi xây dựng và vận hành máy móc. Công trường được bảo vệ chu đáo, các chuyên gia Liên Xô được bảo đảm an ninh. Phong trào thi đua lao động sản xuất tại Nhà máy Gạch, Công ty xây dựng số 5, Công ty xây dựng số 3, Xí nghiệp liên hiệp Lắp máy 45 (nay là Công ty lắp máy Lilama 5)... diễn ra sôi nổi. Các đơn vị đã mở rộng thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩm và các hình thức tiền thưởng theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích người lao động và sản xuất kinh doanh có lãi. Trên cơ sở đó, năng suất lao động được nâng lên, thu nhập bình quân người lao động tăng.

Còn trên lĩnh vực nông nghiệp, Thị ủy và UBND Thị xã tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác thủy lợi, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/981 của Ban Bí thư. Không khí lao động hăng say tràn ngập trên khắp các cánh đồng. Phong trào tăng gia tự cải thiện đời sống của nhân dân cũng được đẩy mạnh.

Về chăm lo cuộc sống nhân dân, Đảng bộ và chính quyền Thị xã đã chỉ đạo mở rộng hệ thống các cửa hàng lương thực, thương nghiệp, dịch vụ hợp tác xã mua bán, chợ, theo hướng phục vụ sản xuất, phục vụ đông đảo công nhân. Ngành lưu thông, phân phối mở đợt thi đua 90 ngày đêm phấn đấu phục vụ nhân dân và cán bộ. Ngành đã tổ chức tốt việc thu mua nông sản thực phẩm, hàng công nghệ phẩm, hàng thiết yếu và các mặt hàng khác như chè, săm lốp, ruột phích, nilon, chiếu....đảm bảo đủ số lượng, chất lượng tốt để phục vụ cán bộ, công nhân, viên chức trên toàn địa bàn.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội, trong năm 1982, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy và nhân dân đã góp tiền, ngày công xây dựng 1.010 m2 phòng học; đời sống của giáo viên được chăm lo; phong trào thi đua dạy tốt trong các nhà trường được duy trì, nhất là phong trào “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương cho học sinh noi theo”. Cũng trong năm này, Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn được thành lập với quy mô ban đầu là 100 giường.

Công tác chính quyền được quan tâm. Sau khi thị trấn Bỉm Sơn chuyển thành thị xã, tổ chức chính quyền các cấp của thị xã như UBND, HĐND, ban đại diện hành chính các tiểu khu, các ngành nội chính đã nhanh chóng hình thành, phát huy hiệu lực điều hành các mặt. Ngày 24/2/1982, Viện Kiểm sát nhân dân thị xã được thành lập, tiếp đó là Tòa án nhân dân Thị xã Bỉm Sơn. Các đoàn thể thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia hoạt động.

Công tác xây dựng Đảng được coi trọng. Nhiều đảng bộ, chi bộ hết lòng chăm lo củng cố xây dựng tổ chức đảng, đưa chế độ sinh hoạt đảng vào nề nếp, có chất lượng, biến nghị quyết của đảng bộ, chi bộ thành hành động cách mạng của quần chúng. Những biểu hiện tiêu cực bị đấu tranh kịp thời, những mặt yếu kém từng bước được khắc phục. Các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên được tổ chwucs nghiên cứu quán triệt và triển khai kịp thời.

Những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã được đền đáp xứng đáng. Trong điều kiện hết sức khó khăn, công trình xây dựng nhà máy vẫn được hoàn thành đúng tiến độ. Năm 1982, đúng vào dịp kỷ niệm 52 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, dây chuyền số 1 của Nhà máy được hoàn thành, sau đó dây chuyền số 2 được lắp đặt dần.Sau hơn 10 tháng hoạt động, nhà máy đã sản xuất được 200 nghìn tấn clanke và trên 150 nghìn tấn xi măng. Cũng trong năm 1982, 2 vụ thu và mùa thu hoạch vượt trội so với những năm trước đây. Năng suất lúa bình quân toàn thị xã lúc bấy giờ đạt 15 tạ/ha, tăng 3 tạ so với năm 1981. Tổng sản lượng lúa đạt 1.369 tấn, sản lượng lương thực cả năm đạt 1.545 tấn. Đây là năm đầu tiên Thị xã Bỉm Sơn làm tròn nghĩa vụ lương thực đối với nhà nước, được tỉnh công nhận là đơn vị hoàn thành nghĩa vụ sớm, đứng thứ ba toàn tỉnh. Lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế đã có sự cải thiện đáng kể. Tình hình an ninh trật tự tương đối ổn định. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều kết quả tích cực. Thị xã có 1.771 đảng viên, sinh hoạt tại 31 đảng bộ, chi bộ. Trong đó có 1 đảng bộ vững mạnh, 25 đảng bộ, chi bộ khá.

Nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ngay từ những ngày đầu thành lập Thị xã đã mang lại nhiều đổi thay về kinh tế - xã hội. Kết quả bước đầu này là tiền đề cơ sở, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Thị xã. Đây chính là động lực tạo nên sức mạnh để Thị xã vượt qua khó khăn, thử thách, tự tin bước vào thời kỳ đổi mới và các giai đoạn phát triển tiếp theo trong hành trình vươn tới tương lai.

Hà Nghĩa

42 năm thành lập thị xã Bỉm Sơn: Những ngày đầu gian khó.

Những ngày này, người dân Bỉm Sơn đang hướng về dịp kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Thị xã (18/12/1981 – 18/12/2023). Sau 42 xây dựng và trưởng thành, vùng đất địa đầu phía bắc tỉnh Thanh đã chuyển mình từ một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu, trở thành thị xã công nghiệp năng động, một đô thị hiện đại, văn minh. Những thành tựu đó thể hiện sự đoàn kết, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã ngay từ những ngày đầu gian khó.

0530_image001.jpg
Nằm bên dãy núi Tam Điệp, án ngữ trên con đường Thiên Lý Bắc Nam, vùng đất Bỉm Sơn luôn giữ vai trò trọng yếu trong suốt chiều dài hàng nghìn nămdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong các cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc và 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, Bỉm Sơn luôn giữ vai trò chiến lược, nhiều lần làm nơi tập kết quân lương và lực lượng, là bàn đạp để tiến đánh quân thù, làm nên những chiến thắng đi vào lịch sử.

Khi hòa bình lập lại trên dải đất hình chữ S, cả nước bước vào xây dựng CNXH, Bỉm Sơn tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước nhu cầu về xi măng để xây dựng đất nước, với lợi thế về nguồn tài nguyên đá vôi, Bỉm Sơn được lựa chọn là nơi xây dựng Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Sự ra đời của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn vào năm 1980 đã đặt ra yêu cầu mới về công tác quản lý. Ngày 18/12/1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 157/HĐBT thành lập Thị xã Bỉm Sơn, gồm thị trấnBỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung, hai xã Hà Lan và Quang Trung.

Khi mới thành lập, chính quyền thị xã đối diện với không ít khó khăn thử thách. Đó là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu; đời sống người dân khó khăn, các điều kiện điện, đường, trường, trạm còn hạn chế; nhiều cơ quan, đơn vị chưa có trụ sở, phải mượn phòng làm việc; máy móc, trang thiết bị còn thiếu thốn. Trước tình hình ấy, với quyết tâm “tất cả để sản phẩm xi măng ra lò”, Thị xã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Phát triển nông nghiệp; phục vụ và bảo đảm công trường Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, quan tâm bảo đảm các mục tiêu xi măng ra lò; chăm lo đời sống nhân dân; củng cố và phát triển các cơ sở y tế, giáo dục; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy.... Khi đã lựa chọn được hướng đi, Đảng bộ, chính quyền thị xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt bằng nhiều giải pháp.

Trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Đảng bộ, chính quyền thị xã tập trung lãnh đạo phục vụ và bảo đảm cho công trình Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Là công trình trọng điểm của Nhà nước, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã nhận được sự quan tâm sát sao của TW, Tỉnh ủy Thanh Hóa và thị xã Bỉm Sơn. Cán bộ, công nhân Công ty được ưu tiên trong phân phối thực phẩm và các nhu yếu phẩm để đảm bảo sức lao động khi xây dựng và vận hành máy móc. Công trường được bảo vệ chu đáo, các chuyên gia Liên Xô được bảo đảm an ninh. Phong trào thi đua lao động sản xuất tại Nhà máy Gạch, Công ty xây dựng số 5, Công ty xây dựng số 3, Xí nghiệp liên hiệp Lắp máy 45 (nay là Công ty lắp máy Lilama 5)... diễn ra sôi nổi. Các đơn vị đã mở rộng thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩm và các hình thức tiền thưởng theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích người lao động và sản xuất kinh doanh có lãi. Trên cơ sở đó, năng suất lao động được nâng lên, thu nhập bình quân người lao động tăng.

Còn trên lĩnh vực nông nghiệp, Thị ủy và UBND Thị xã tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác thủy lợi, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/981 của Ban Bí thư. Không khí lao động hăng say tràn ngập trên khắp các cánh đồng. Phong trào tăng gia tự cải thiện đời sống của nhân dân cũng được đẩy mạnh.

Về chăm lo cuộc sống nhân dân, Đảng bộ và chính quyền Thị xã đã chỉ đạo mở rộng hệ thống các cửa hàng lương thực, thương nghiệp, dịch vụ hợp tác xã mua bán, chợ, theo hướng phục vụ sản xuất, phục vụ đông đảo công nhân. Ngành lưu thông, phân phối mở đợt thi đua 90 ngày đêm phấn đấu phục vụ nhân dân và cán bộ. Ngành đã tổ chức tốt việc thu mua nông sản thực phẩm, hàng công nghệ phẩm, hàng thiết yếu và các mặt hàng khác như chè, săm lốp, ruột phích, nilon, chiếu....đảm bảo đủ số lượng, chất lượng tốt để phục vụ cán bộ, công nhân, viên chức trên toàn địa bàn.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội, trong năm 1982, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy và nhân dân đã góp tiền, ngày công xây dựng 1.010 m2 phòng học; đời sống của giáo viên được chăm lo; phong trào thi đua dạy tốt trong các nhà trường được duy trì, nhất là phong trào “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương cho học sinh noi theo”. Cũng trong năm này, Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn được thành lập với quy mô ban đầu là 100 giường.

Công tác chính quyền được quan tâm. Sau khi thị trấn Bỉm Sơn chuyển thành thị xã, tổ chức chính quyền các cấp của thị xã như UBND, HĐND, ban đại diện hành chính các tiểu khu, các ngành nội chính đã nhanh chóng hình thành, phát huy hiệu lực điều hành các mặt. Ngày 24/2/1982, Viện Kiểm sát nhân dân thị xã được thành lập, tiếp đó là Tòa án nhân dân Thị xã Bỉm Sơn. Các đoàn thể thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia hoạt động.

Công tác xây dựng Đảng được coi trọng. Nhiều đảng bộ, chi bộ hết lòng chăm lo củng cố xây dựng tổ chức đảng, đưa chế độ sinh hoạt đảng vào nề nếp, có chất lượng, biến nghị quyết của đảng bộ, chi bộ thành hành động cách mạng của quần chúng. Những biểu hiện tiêu cực bị đấu tranh kịp thời, những mặt yếu kém từng bước được khắc phục. Các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên được tổ chwucs nghiên cứu quán triệt và triển khai kịp thời.

Những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thị xã được đền đáp xứng đáng. Trong điều kiện hết sức khó khăn, công trình xây dựng nhà máy vẫn được hoàn thành đúng tiến độ. Năm 1982, đúng vào dịp kỷ niệm 52 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, dây chuyền số 1 của Nhà máy được hoàn thành, sau đó dây chuyền số 2 được lắp đặt dần.Sau hơn 10 tháng hoạt động, nhà máy đã sản xuất được 200 nghìn tấn clanke và trên 150 nghìn tấn xi măng. Cũng trong năm 1982, 2 vụ thu và mùa thu hoạch vượt trội so với những năm trước đây. Năng suất lúa bình quân toàn thị xã lúc bấy giờ đạt 15 tạ/ha, tăng 3 tạ so với năm 1981. Tổng sản lượng lúa đạt 1.369 tấn, sản lượng lương thực cả năm đạt 1.545 tấn. Đây là năm đầu tiên Thị xã Bỉm Sơn làm tròn nghĩa vụ lương thực đối với nhà nước, được tỉnh công nhận là đơn vị hoàn thành nghĩa vụ sớm, đứng thứ ba toàn tỉnh. Lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế đã có sự cải thiện đáng kể. Tình hình an ninh trật tự tương đối ổn định. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều kết quả tích cực. Thị xã có 1.771 đảng viên, sinh hoạt tại 31 đảng bộ, chi bộ. Trong đó có 1 đảng bộ vững mạnh, 25 đảng bộ, chi bộ khá.

Nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ngay từ những ngày đầu thành lập Thị xã đã mang lại nhiều đổi thay về kinh tế - xã hội. Kết quả bước đầu này là tiền đề cơ sở, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Thị xã. Đây chính là động lực tạo nên sức mạnh để Thị xã vượt qua khó khăn, thử thách, tự tin bước vào thời kỳ đổi mới và các giai đoạn phát triển tiếp theo trong hành trình vươn tới tương lai.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC