Truy cập

Hôm nay:
220
Hôm qua:
9108
Tuần này:
220
Tháng này:
102679
Tất cả:
6516996

Doanh nghiệp tại thị xã Bỉm Sơn Gắn bảo vệ môi trường với phát triển bền vững

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường gắn với phát triển doanh nghiệp bền vững, nhiều đơn vị ở thị xã Bỉm Sơn đã tập trung đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại và đổi mới công nghệ

images5392640_doanh_nghiep.jpg
Là công ty thường xuyên làm việc với các chuyên gia đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, có tới 10 dây chuyền và hơn 400 công nhân, nên Công ty TNHH may Huệ Anh, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Sau 4 năm thành lập, hiện công ty đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để thay thế máy móc cũ bằng các trang thiết bị hiện đại như: máy may công nghiệp điện tử, máy cắt tự động điều khiển bằng vi tính, liên tục thu gom rác, vải thừa theo hệ thống để vừa tiết kiệm được nguyên nhiên liệu, tăng năng suất lao động vừa bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Các đợt kiểm tra định kỳ và bất thường của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá cùng các đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn cho thấy: Hơn 200 doanh nghiệp có quy mô trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, đối với ngành sản xuất sành, sứ, thuỷ tinh và xi măng, các doanh nghiệp đã chuyển từ việc sử dụng than hóa khí sang sử dụng khí mỏ để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm không khí, khói bụi. Báo cáo của phòng Tài nguyên và môi trường thị xã cho biết, hiện nay toàn thị xã có hơn 400 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp và thương mại, trong đó 100% đơn vị đều đã có đánh giá tác động môi trường và khoảng 70% cơ cở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ đã có kế hoạch bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện vẫn còn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có công nghệ, thiết bị lạc hậu, công nghệ xử lý chất thải với mức độ thấp hoặc chưa được đầu tư dẫn đến lãng phí nguyên nhiên liệu và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ở các lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất bao bì và sản xuất gạch quy trình không khép kín, hệ thống xử lý nước thải, chất thải không được đầu tư đúng mức đã gây ô nhiễm về không khí, nguồn nước. Các khu, cụm công nghiệp của thị xã cũng chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc xây dựng thiếu đồng bộ dẫn tới tình trạng nước thải của các doanh nghiệp không đạt quy chuẩn. Đây là những tồn tại cần được các cấp chính quyền và các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã quan tâm, xử lý trong thời gian tới.

Thanh Hường (TTV)

Doanh nghiệp tại thị xã Bỉm Sơn Gắn bảo vệ môi trường với phát triển bền vững

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường gắn với phát triển doanh nghiệp bền vững, nhiều đơn vị ở thị xã Bỉm Sơn đã tập trung đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại và đổi mới công nghệ

images5392640_doanh_nghiep.jpg
Là công ty thường xuyên làm việc với các chuyên gia đến từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, có tới 10 dây chuyền và hơn 400 công nhân, nên Công ty TNHH may Huệ Anh, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Sau 4 năm thành lập, hiện công ty đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để thay thế máy móc cũ bằng các trang thiết bị hiện đại như: máy may công nghiệp điện tử, máy cắt tự động điều khiển bằng vi tính, liên tục thu gom rác, vải thừa theo hệ thống để vừa tiết kiệm được nguyên nhiên liệu, tăng năng suất lao động vừa bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Các đợt kiểm tra định kỳ và bất thường của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá cùng các đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn cho thấy: Hơn 200 doanh nghiệp có quy mô trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, đối với ngành sản xuất sành, sứ, thuỷ tinh và xi măng, các doanh nghiệp đã chuyển từ việc sử dụng than hóa khí sang sử dụng khí mỏ để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm không khí, khói bụi. Báo cáo của phòng Tài nguyên và môi trường thị xã cho biết, hiện nay toàn thị xã có hơn 400 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp và thương mại, trong đó 100% đơn vị đều đã có đánh giá tác động môi trường và khoảng 70% cơ cở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ đã có kế hoạch bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện vẫn còn một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có công nghệ, thiết bị lạc hậu, công nghệ xử lý chất thải với mức độ thấp hoặc chưa được đầu tư dẫn đến lãng phí nguyên nhiên liệu và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ở các lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất bao bì và sản xuất gạch quy trình không khép kín, hệ thống xử lý nước thải, chất thải không được đầu tư đúng mức đã gây ô nhiễm về không khí, nguồn nước. Các khu, cụm công nghiệp của thị xã cũng chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc xây dựng thiếu đồng bộ dẫn tới tình trạng nước thải của các doanh nghiệp không đạt quy chuẩn. Đây là những tồn tại cần được các cấp chính quyền và các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã quan tâm, xử lý trong thời gian tới.

Thanh Hường (TTV)

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC